Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Bài 9 trang 27 lý 10 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Bài 9 trang 27 Lý 10 sẽ được Kiến Guru hướng dẫn giải chi tiết trong bài viết này. Theo đó, các em sẽ nghiên cứu nội dung lý thuyết và lời giải ngắn gọn, dễ hiểu. Tin rằng, kiến thức do chuyên trang chia sẻ sẽ trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em.
I. Hệ thống lý thuyết trong giải bài 9 trang 27 SGK Vật Lý 10
Bài 9 trang 27 Lý 10 thuộc chương I – Động lực học chất điểm, bài 4 – Sự rơi tự do. Trước khi nghiên cứu phần bài tập chi tiết, chúng ta hãy dành thời gian ôn luyện lại phần lý thuyết quan trọng. Cụ thể như sau:
1. Sự rơi tự do trong không khí và chân không
Các vật khi rơi trong không khí sẽ xảy ra nhanh hay chậm. Điều này là do lực cản của không khí tác dụng vào chúng một cách khác nhau.
Mặt khác, nếu ta loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Trong trường hợp này ta gọi là sự rơi tự do.
2. Tính chất chuyển động rơi tự do
Chuyển động rơi tự do có phương thẳng đứng (phương của dây dọi), chiều từ trên xuống dưới. Đồng thời, chúng có chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
Ta có công thức của chuyển động rơi tự do:
Trong đó:
- Quãng đường vật rơi gọi là s, đơn vị tính là m.
- Vận tốc của vật rơi tại thời điểm t gọi là v.
- Gia tốc rơi tự do gọi là g.
Bên cạnh đó, tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất các vật sẽ rơi tự do cùng với gia tốc g. Khi ở những địa điểm khác nhau gia tốc rơi tự do của các vật cũng khác nhau. Cụ thể như:
- Ở vị trí địa cực g lớn nhất là g = 9,8324m/s2.
- Ở vị trí xích đạo g nhỏ nhất là g = 9,7872m/s2.
Nếu như không đòi hỏi độ chính xác cao ta sẽ lấy giá trị của g = 9,8m/s2 hoặc g = 10m/s2.
II. Lời giải cụ thể bài 9 trang 27 lý 10
Sau khi nghiên cứu xong kiến thức lý thuyết, ta có thể tìm hiểu bài 9 trang 27 Lý 10 và cách giải.
Nội dung bài tập
Thả rơi hòn đá từ một độ cao h xuống đất và rơi trong 1s. Nếu ta thả hòn đá từ độ cao 4h xuống đất thì nó sẽ rơi trong bao lâu?
- 4s.
- 2s.
- Một con số khác.
Lời giải
Ta chọn B là đáp án đúng cho bài 9 trang 27 SGK Vật Lý 10.
III. Hướng dẫn giải các bài tập trang 27 SGK Vật Lý 10
Bài 9 trang 27 Lý 10 đã được giải xong với phân tích chi tiết và công thức áp dụng cụ thể. Các em muốn củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng, hãy nghiên cứu nội dung bài tập tiếp theo.
1. Bài 1 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự rơi nhanh hoặc chậm của các vật khác nhau trong không khí?
Lời giải:
Lực cản chính là yếu tố ảnh hưởng tới sự rơi nhanh hoặc chậm của các vật khác nhau trong không khí:
- Nếu hai vật có cùng kích thước nhưng khối lượng khác nhau: Vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- Trong trường hợp hai vật có cùng khối lượng nhưng kích thước khác nhau: Vật có bề mặt tiếp xúc với không khí nhỏ hơn sẽ rơi nhanh hơn so với vật có bề mặt tiếp xúc không khí lớn.
Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi của vật trong không khí như từ trường,lực hấp dẫn.
2. Bài 2 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Hãy cho biết khi ta loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào?
Lời giải:
Khi ta loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như nhau. Trong trường hợp này ta sẽ gọi là sự rơi tự do.
3. Bài 3 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Hãy cho biết sự rơi tự do là gì?
Lời giải:
Sự rơi tự do được hiểu là sự rơi của các vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
4. Bài 4 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Hãy cho biết những đặc điểm của sự rơi tự do.
Lời giải:
Đặc điểm của sự rơi tự do:
- Thứ nhất: Phương chuyển động của sự rơi tự do là phương thẳng đứng.
- Thứ hai: Chiều của chuyển động sự rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.
- Thứ ba: Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng và nhanh dần đều.
5. Bài 5 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Hãy cho biết trong trường hợp nào các vật sẽ rơi tự do cùng một gia tốc g?
Lời giải:
Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất mọi vật sẽ rơi tự do cùng với gia tốc g.
6. Bài 6 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Hãy viết các công thức để tính vận tốc và quãng đường đi được của một vật rơi tự do.
Lời giải:
- Công thức tính vận tốc là v = gt. Trong đó, g chính là giá trị của gia tốc rơi tự do.
- Công thức tính quãng đường đi được của vật rơi tự do là
trong đó s chính là quãng đường đã đi được và t là thời gian rơi.
7. Bài 7 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Hãy cho biết những chuyển động của vật nào dưới đây được coi là rơi tự do nếu như được thả rơi?
- Một chiếc lá cây rụng.
- Sợi chỉ.
- Chiếc khăn tay.
- Một mẩu phấn.
Lời giải:
Ta chọn D là đáp án đúng. Khi một vật rơi tự do sẽ chịu tác động của trọng lực và lực cản của không khí. Đồng thời, bề mặt tiếp xúc của chúng càng nhỏ thì lực cản trong không khí của chúng càng nhỏ. Cho nên, mẩu phấn sẽ được coi là rơi tự do nếu như được thả rơi.
8. Bài 8 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Hãy cho biết chuyển động nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
- Chuyển động của hòn sỏi khi được ném lên cao.
- Chuyển động của hòn sỏi khi được ném theo phương nằm ngang.
- Chuyển động của hòn sỏi khi ta ném theo phương xiên góc.
- Chuyển động của hòn sỏi khi ta thả rơi xuống.
Lời giải:
Ta chọn D là đáp án đúng. Theo đó, chuyển động của hòn sỏi được thả rơi xuống ta có thể coi là chuyển động rơi tự do. Bởi sự rơi tự do có đặc điểm là chuyển động của vật theo chiều từ trên xuống dưới và phương thẳng đứng.
9. Bài 10 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Cho một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống đất. Yêu cầu tính thời gian rơi cũng như vận tốc của vật đó khi chạm đất, lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
Ta chọn gốc tọa độ, gốc thời gian lúc vật đó bắt đầu rơi. Phần trục toạ độ thẳng đứng, chiều hướng xuống.
Ta có được phương trình đường đi là
Theo đề bài ra, khi vật nặng chạm đất là s = h = 20m.
Từ đó ta suy ra thời gian vật sẽ chạm đất là:
Ta áp dụng công thức tính vận tốc để tìm được vận tốc khi vật nặng chạm đất:
v = gt, suy ra v = 2.10 = 20m/s.
10. Bài 11 sách giáo khoa 10 trang 27 Vật Lý
Thực hiện thả hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến tận đáy. Sau 4s kể từ khi bắt đầu thả ta nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Yêu cầu tính chiều sâu của hang, biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s, lấy g = 9,8m/s2.
Lời giải:
Nội dung lý thuyết, giải bài tập bài 9 trang 27 Lý 10 đã được trình bày chi tiết trên đây. Hi vọng những thông tin do Kiến Guru hé lộ đã trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên trang để không bỏ lỡ vô số nội dung hay khác các em nhé!
Chúc các em luôn học tập thật tốt!