Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Bài tập hóa 9 trang 133 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Nhiên liệu là nguồn năng lượng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong bài viết ngày hôm nay, Kiến Guru sẽ cùng bạn ôn tập và luyện tập các câu hỏi sách giáo khoa hóa 9 trang 133.
Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
1. Hệ thống lý thuyết trong giải bài tập hóa 9 trang 133
Nằm trong phạm vi kiến thức Bài 42: Luyện tập chương 4: Hidrocacbon – Nhiên liệu, những bài tập vận dụng sách giáo khoa hóa 9 trang 133 sẽ giúp bạn đọc củng cố những kiến thức cơ bản nhất nói chung của 4 loại hidrocacbon đã được giới thiệu ở những phần trước. Mời các bạn đọc cùng tham khảo nhé!
Quan sát bảng tổng hợp những gì cần nhớ về hidrocacbon tại đây:
Metan (CH4) Etilen (C2H4) Axetilen (C2H2) Benzen (C6H6) Công thức cấu tạo Đặc điểm cấu tạo phân tử Chỉ tồn tại liên kết đơn (C – C) Có 1 liên kết đôi (C=C): trong đó có 1 liên kết bền và 1 liên kết không bền Trong phân tử tồn tại liên kết 3 (C☰ C): trong đó chỉ có 1 liên kết bền và có tới 2 liên kết yếu Phân tử được cấu tạo dưới dạng mạch vòng bao gồm 6 cạnh với sự đan xen tương ứng của liên kết đôi và liên kết đơn Phản ứng đặc trưng (bị chi phối bởi cấu tạo phân tử) Phản ứng thế Phản ứng cộng do có liên kết đôi Phản ứng cộng do có liên kết 3 Vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng do trong phân tử dạng vòng với cấu tạo đan xen giữa liên kết đôi và đơn Ứng dụng trong thực tiễn sinh hoạt và sản xuất Nhiên liệu trong đời sống Nguyên liệu quan trọng để sản xuất chất dẻo, dẫn xuất của hidrocacbon như: rượu etylic, axit axetic,… Nguyên liệu sản xuất chất dẻo, axit axetic, nhiên liệu đèn xì oxi – axetilen… Nguyên liệu sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu … Điều chế Metan (CH4) có rất nhiều trong khí thiên nhiên, khí đồng hành cũng như bùn ao… Sản phẩm phụ được hình thành khi khai thác, chế hóa dầu mỏ; có nhiều trong hoa quả chín:
C2H5OH → C2H4 + H2O
Hình thành từ các sản phẩm chế hóa từ dầu mỏ:
CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Là chất sản phẩm được chưng cất từ nhựa than đá:
3C2H2 → C6H6
Phương pháp nhận biết Làm mất màu Clo ngoài ánh sáng
Không làm mất màu dung dịch Brom
Làm mất màu dung dịch brom Làm mất màu dung dịch brom Không tan trong nước
Không làm dung dịch Brom mất màu
2. Hướng dẫn giải bài tập môn hóa 9 trang 133 sgk
Với bảng tổng hợp đầy đủ, cô đọng nhất về 4 họ hidrocacbon vừa rồi, Kiến Guru đã cung cấp cho bạn đọc những gì đầy đủ nhất về kiến thức vận dụng khi giải những bài tập sách giáo khoa hóa 9 trang 133. Bây giờ, mời các bạn đọc “ bắt tay” vào giải bài tập này cùng chúng mình nhé!
2.1. Bài 1
Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: C3H8, C3H6, C3H4.
Hướng dẫn đáp án chi tiết bài 1 sgk hóa 9 trang 133:
Yêu cầu đối với bài tập này là một dạng bài tập thường thấy trong phần hóa học hữu cơ nói chung và các bài tập liên quan đến hidrocacbon nói riêng. Để có thể hoàn thành công thức cấu tạo dưới dạng đầy đủ, thu gọn, ta cần nhận ra được chúng thuộc họ hidrocacbon nào trong 4 loại đã học. Cụ thể lời giải cho bài tập này như sau:
- Đối với phân tử C3H8: có công thức phân tử là CnH2n+2, thuộc dãy đồng đẳng ankan giống như phân từ metan CH4 nên trong công thức cấu tạo chỉ tồn tại liên kết đơn:
Công thức cấu tạo đầy đủ là:
Công thức cấu tạo thu gọn là: CH3 – CH2 – CH3.
- Đối với phân tử có công thức cấu tạo là C3H6, ta nhận thấy công thức phân tử giống với C2H4 (CnH2n), thuộc dãy đồng đẳng anken nên trong công thức cấu tạo có 1 liên kết đôi: CH2 = CH – CH3 và mạch vòng, công thức cấu tạo đầy đủ là:
- Phân tử C3H4 công thức phân tử giống C2H2 (CnH2n-2) nên công thức cấu tạo sẽ có 1 liên kết ba: CH ≡ C – CH3; 2 nối đôi: CH2 = C = CH2 và mạch vòng:
2.2. Bài 2
Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.
Hướng dẫn đáp án chi tiết bài 2 sgk hóa 9 trang 133:
Bài tập này yêu cầu bạn đọc nhận biết sự khác nhau trong các tính chất hóa học do có cấu tạo phân tử khác nhau. Với bài tập này, ta có thể sử dụng dung dịch brom để phân biệt chúng. Cụ thể các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
- Bước 2: Chọn thuốc thử là dung dịch Brom
- Bước 3: Cho cùng một lượng (một thể tích) dung dịch brom có cùng nồng độ vào hai bình và lắc đều. Quan sát hiện tượng: Mẫu thử có chứa dung dịch làm nhạt màu có chứa chất ban đầu là chất khí etilen (C2H4),mẫu thử chứa dung dịch không làm mất màu dung dịch brom có chứa khí ban đầu là khí metan CH4. Phương trình hóa học của phản ứng này là: C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
2.3. Bài 3
Biết 0,01 mol hidrocacbon A làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy A là hidrocacbon nào trong số các chất sau đây.
A. CH4.
B. C2H2.
C. C2H4.
D. C6H6.
Hướng dẫn đáp án chi tiết bài 3 sgk hóa 9 trang 133:
Bài tập này là một dạng vận dụng tính chất hóa học để tính toán và xác định phân tử hidrocacbon. Cụ thể lời giải cho bài tập này như sau:
Đổi 100 ml = 0,1l
nA = 0,01 mol
nBr2 = 0,1. 0,1 = 0,01 mol
nA = nBr2 = 0,01 mol
Từ đó suy ra được rằng trong phân tử hidrocacbon có một nối đôi . Vậy Hiđrocacbon A là C2H4.
Kết luận: Chọn C là đáp án đúng.
2.4. Bài 4
Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O
- Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?
- Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
- Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?
- Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng
Hướng dẫn đáp án chi tiết bài 3 sgk hóa 9 trang 133:
Các bài tập tính toán liên quan đến phản ứng đốt cháy phổ biến trong chuỗi bài tập về hidrocacbon. Khi đốt cháy, chất sản phẩm sẽ là khí cacbonic CO2 và nước H2O. Cụ thể lời giải cho bài tập này như sau:
- nCO2 = 8,8/44 = 0,2 (mol)
Bảo toàn nguyên tố Cacbon, ta có:
nC = nCO2 = 0,2 mol
Từ đó suy ra khối lượng Cacbon trong chất hữu cơ A là:
mC = 0,2 × 12 = 2,4g.
Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = 0,6 mol ⇒ mH = 0,6 x 1 = 0,6g.
mC,H = 2,4 + 0,6 = 3g = mA có hai nguyên tố C và H, vậy A là Hiđrocacbon.
2. Gọi công thức phân tử của A là CxHy. Ta có:
Vậy công thức phân tử của của A có dạng (CH3), vì MA < 40
Từ đó suy ra: (CH3)n < 40 ⇒ 15n < 40
Nếu n = 1 ⇒ không hợp lý.
Nếu n = 2 ⇒ Suy ra công thức phân tử của A là C2H6 (nhận)
3. A không làm mất màu dung dịch Brom
4. Ta có:
C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl
Kết luận
Hy vọng bài viết ôn tập và giải sách giáo khoa hóa 9 trang 133 này sẽ hỗ trợ bạn đọc trong quá trình tổng hợp kiến thức cũng như rèn luyện các bài tập trong chủ đề này.
Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo các tài liệu hỗ trợ học tốt môn hóa 9 tại đây.
Kiến Guru chúc bạn sẽ ôn luyện thật tốt và giành được thành tích cao nhất trong học tập!