Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Cảm nhận về đoạn trích khi chí phèo mở mắt chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa độc đáo. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về hai đề tài: người trí thức nghèo và người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Trong đó, Chí Phèo – sáng tác năm 1941- là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Câu chuyện có nhiều bi kịch, nhưng đặc biệt, trong đó quá trình thức tỉnh hồi sinh của Chí đã để lại cho độc giả những ấn tượng vô cùng sâu đậm.
Nhân vật trung tâm của câu chuyện là Chí Phèo – là một đứa con hoang, bị bỏ rơi nơi lò gạch cũ khi vừa mới lọt lòng, vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng bị Bá Kiến ( đại diện cho bọn địa chủ ) hãm hại đẩy vào tù, cái thối nát xã hội thực dân phong kiến đương thời đã bóc lột, đè nén, áp bức hắn khiến Chí trở thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại” cả về hình hài lẫn nhân tính. Dù vốn là người dân lương thiện nhưng khi đã bị biến tính rồi thì hắn lại rất dễ trở thành tay sai để bọn thống trị lợi dụng, từ đó mà hắn nhanh chóng trở thành kẻ mù quáng gây tai họa cho những người dân lương thiện khác.
Cứ tưởng rằng Chí sẽ mãi phải sống kiếp thú vật, rồi sẽ kết thúc cuộc đời bằng cách vùi xác ở một bờ bụi nào đó. Nhưng không, bằng tài năng và trái tim nhân đạo vô hạn của 1 nhà văn, Nam Cao đã để cho Chí một cơ hội được sống, được trở về làm con người một lần nữa qua cuộc gặp gỡ tình cờ với Thị Nở – một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Thế rồi nửa đêm hôm đó, hắn đau bụng nôn mửa, Thị dìu hắn vào trong lều,…. Sáng hôm sau, Chí tỉnh dậy khi ” trời sáng đã lâu”, và từ khi mãn hạn tù, đây là lần đầu tiên hắn hết say, hoàn toàn tỉnh táo, hắn thấy lòng ” bâng khuâng”, ” mơ hồ buồn”, cũng là lần đầu hắn nghe lại được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống: ” Tiếng chim hót,… ( e trích 1 vài câu dẫn chứng vào nhé )…”. ” Những tiếng quen thuộc ấy ….. hôm nay hắn mới nghe thấy…” vì chỉ đến hôm nay hắn mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới hoạt động lại bình thường sau 1 khoảng thời gian quá dài bị dày vò trong những cơn say triền miên.
Vậy điều gì đã làm cho con người mê muội trong cơn say ấy sáng nay lại hoàn toàn tỉnh táo? Vì cuộc gặp gỡ với Thị Nở ? Không, chỉ vậy là chưa đủ, Nam Cao với chất hiện thực có chiều sâu tư tưởng, mỗi sự thay đổi của nhân vật đều phải được lí giải 1 cách thuyết phục. Nguyên nhân là từ trận ốm, nó đã góp phần làm thay đổi hắn về sinh lí cũng như tâm lí nữa. Khi tỉnh táo, hắn nhìn lại cuộc đời mình trong cả quá khứ, hiện tại lẫn tương lai, hắn thấy buồn, ” Chao ôi là buồn”. Hắn nhìn về những ngày ” rất xa xôi”, cái thời mà ” hắn đã ao ước có 1 gia đình nhỏ, chồng cuốc mướn….. dăm ba sào ruộng làm.” Mộng ước thật nhỏ bé giản dị nhưng suốt từng ấy năm nó vẫn chỉ là mộng mà thôi. Quá khứ là vậy, còn hiện tại? Hiện tại của hắn thật đáng buồn: ” Tỉnh lại, hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc,… nay mùa đông đã đến” ( đoạn này e có thể chọn trích dẫn cả câu hoặc trích những từ khóa quan trọng thôi đều được nhé ). Còn tương lai, ” Chí dường như đã trông trước…. đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Từ khi đi tù về, CP ”bao giờ cũng say”,” say vô tận”, vì thế hắn sống như cái xác vô thức. Giờ đây sau khi tỉnh táo, hắn đã nhận thức được tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình.
( Từ đoạn này c viết tắt tên và 1 số từ nhé chứ dài quá gõ nhìu mợt 🙁 )
Đúng lúc CP đang ” vẩn vơ snghi mãi” thì TN mang ” nồi cháo hành còn nóng nguyên ” vào. Việc làm này của Thị đã khiến hắn ngạc nhiên,” hết ngạc nhiên thì thấy mắt hnhu ươn ướt”. ” Bởi vì lần này là lần thứ nhất…. phải làm cho nta sợ” Hắn thấy cháo của Thị thơm ngon lạ lùng ” Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm”, hắn nhận ra rằng ” những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất ngon”. Thì ra đối với hắn, bát cháo hành của Thị không chỉ là bát cháo bình thường mà chứa trong đó cả tình yêu thương chân thành Thị dành cho hắn, và như vậy cũng có nghĩa bát cháo chứa cả cái hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu hắn có được.Dưới ánh sáng của tình yêu, thị Nở bỗng trở thành một người đàn bà có duyên, cũng biết lườm yêu, biết e lệ, biết ”ngượng ngùng mà thinh thích khi nghe hai tiếng ”vợ chồng”. Khi ăn bát cháo hành, Chí trở lại là anh canh điền ngày xưa. Như vậy 1 lần nữa Nam Cao đã ngầm chứng tỏ Chí Phèo có bản tính thiện lương, nhưng cái bản tính ấy bị vùi lấp đến nay mới có cơ hội thể hiện.Hành động chăm sóc đầy tình cảm yêu thương ấy làm tâm trạng Chí đi từ xúc động đến ăn năn, hồi tỉnh.
Tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho Chí Phèo trở lại làm người: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao… Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được”. Cùng với mong ước được làm người lương thiện, Chí khao khát hạnh phúc và một mái ấm gia đình. Và hắn nói “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”. Lúc này nội tâm của Chí đã bừng tỉnh, lương tri của hắn đã trỗi dậy mà thôi thúc tình cảm hắn. Hắn thật sự muốn ”thế này” đó là muốn được ăn cháo hành, được sống bên cạnh thị Nở, được thị quan tâm, chăm sóc, yêu thương và được làm nũng với thị… “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” một mái ấm gia đình vui vẻ, hạnh phúc, câu nói này giống như một lời cầu hôn của Chí với thị Nở – một lời cầu hôn rất canh điền, chất phác, giản dị.Chính tình người của Thị Nở đã thức tỉnh hồi sinh tình người trong Chí Phèo, thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết nhường nào!
Phát hiện và miêu tả quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là một thành công nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao. Tác giả đã khéo lựa chọn những chi tiết rất chân thực thể, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo hiện lên ý nghĩa của sự hồi sinh là sự khẳng định sức sống của thiên lương, của lòng lương thiện đồng thời tác phẩm đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp và bóc lột nhân dân lao động.