Tổng hợp lý thuyết và hỗ trợ giải bài 1 trang 21 sgk hóa 9 Dễ hiểu

Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Giải hóa 9 bài 1 trang 21 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Vận dụng được lý thuyết vào giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa là bước đệm để các bạn chinh phục được những dạng nâng cao hơn sau này. Trong bài viết ngày hôm nay, mời bạn đọc cùng Kiến Guru giải minh họa bài 1 trang 21 sgk hóa 9 về chủ đề oxit và axit và một số bài tập tiêu biểu khác để rèn luyện kỹ năng giải đúng, giải nhanh nhé!

1. Ôn tập kiến thức trong giải bài 1 sgk hóa 9 trang 21

Phạm vi lý thuyết trong bài học này liên quan đến 2 loại hợp chất quan trọng của phần hóa học vô cơ: oxit và axit. Để nắm được những tính chất hóa học cơ bản nhất của các loại chất này và vận dụng thành thạo trong quá trình giải bài tập hóa 9 trang 21 – Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit, mời các bạn cùng điểm lại những nội dung kiến thức cơ bản nhất trong bài học này nhé!

1.1. Tính chất hóa học của oxit

a. Các tính chất hóa học điển hình của oxit bazơ

  • Tác dụng với nước
  • Một số oxit bazơ (oxit bazơ kiềm) tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (còn có tên gọi khác là dung dịch kiềm).
  • Các oxit bazơ kiềm thường là các oxit được hình thành từ phản ứng của oxi với kim loại thuộc nhóm kiềm, kiềm thổ (nhóm IA, IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) – tan được trong nước và đồng thời tác dụng được với nước:
  • Ví dụ minh họa: Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

  • Tác dụng với axit
  • Các oxit bazơ có khả năng tác dụng với axit và hình thành nên chất sản phẩm là muối và nước.
  • Minh họa với phương trình: oxit bazơ + axit → muối + nước
  • Ví dụ minh họa: BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

  • Tác dụng với oxit axit
  • Các oxit bazơ tan trong nước (còn gọi là oxit bazơ kiềm) phản ứng với oxit axit và tạo thành muối.
  • Minh họa với phương trình: oxit axit + oxit bazơ kiềm → muối
  • Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3

Na2O + SO2 → Na2SO3

b. Phản ứng của các oxit axit

  • Tác dụng với nước
  • Một số oxit axit tác dụng, tan trong nước và tạo thành dung dịch axit.
  • Các oxit axit phản ứng với nước ở điều kiện thường như P2O5, SO2, SO3, NO2, CO2,… và tạo thành dung dịch axit tương ứng.
  • Ví dụ minh họa:
Xem thêm:  Công thức cấu tạo của este (Chi tiết - Có ví dụ minh họa)

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

SO3 + H2O → H2SO4

  • Phản ứng với dung dịch kiềm:
  • Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ (dung dịch kiềm) và tạo ra chất sản phẩm là muối và nước.
  • Minh họa bằng phương trình: oxit axit + dung dịch bazơ kiềm → muối + nước
  • Ví dụ minh họa: CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3 (trắng)↓
  • Tác dụng với oxit bazơ:
  • Oxit axit khi phản ứng với các oxit bazơ tan (còn gọi là oxit bazơ kiềm) thì sẽ tạo thành muối: oxit axit + oxit bazơ kiềm → muối
  • Ví dụ minh họa:

CaO + CO2 → CaCO3

Na2O + SO2 → Na2SO3

1.2. Tính chất hóa học của axit

  • Thay đổi màu chất chỉ thị: Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím sẽ hóa đỏ. Đây là tính chất thường được ứng dụng để nhận biết axit so với bazơ, các hợp chất khác như muối, oxit,…

word image 35132 2

Caption: Nhỏ vài giọt axit clohidric (HCl) vào quỳ tím, ta thấy nó hóa đỏ – hóa 9 trang 21

  • Axit tác dụng với kim loại:
  • Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro (H2)
  • Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học này: Chỉ khi kim loại đó đứng trước hidro (H) trong dãy hoạt động hóa học thì axit mới có thể tác dụng với kim loại đó và giải phóng khí hidro (H2):

word image 35132 3

Caption: Dãy hoạt động hóa học của kim loại được sử dụng trong quá trình vận dụng tính chất này – giải bài tập hóa 9 trang 21

  • Ví dụ minh họa:

3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

Na + HCl → NaCl + H2

  • Axit tác dụng với oxit bazơ:
  • Axit còn có khả năng phản ứng với oxit bazơ tạo thành chất sản phẩm là muối và nước.
  • Ví dụ minh họa: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
  • Phản ứng của axit với bazơ:
  • Axit phản ứng với bazơ (tan và không tan) hình thành muối và nước. Đây là phản ứng trung hòa.
  • Ví dụ minh họa:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

  • Tác dụng với muối:
  • Bên cạnh những tính chất trên, axit còn có khả năng phản ứng với muối tạo thành muối mới và axit mới.
  • Ví dụ minh họa:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O

2. Gợi ý giải bài 1 trang 21 sgk hóa 9

Như vậy, Kiến Guru vừa cùng bạn đọc điểm lại những gì quan trọng cần nắm trong phần lý thuyết Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit. Sau đây, hãy cùng bắt tay vào giải bài 1 trang 21 sgk hóa 9 nhé!

Yêu cầu của đề bài

Có những oxit sau: SO2, CuO, Na2O, CO2. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với:

  1. Nước.
  2. Axit clohidric.
  3. Natri hiđroxit
Xem thêm:  Xenlulozo là gì? Công thức cấu tạo? Xenlulozo có ở đâu?

Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải chi tiết

Đây là bài tập giúp bạn đọc củng cố nội dung lý thuyết về tính chất hóa học của oxit. Cụ thể các tính chất của oxit bazơ như sau:

  • Oxit bazơ kiềm tác dụng với nước.
  • Các oxit bazơ có khả năng tác dụng với axit và hình thành nên chất sản phẩm là muối và nước.
  • Bên cạnh đó, các oxit bazơ tan trong nước (còn gọi là oxit bazơ kiềm) phản ứng với oxit axit và tạo thành muối.

Nhận xét: Đối với bài tập này, chỉ có Na2O là oxit bazơ kiềm, còn CuO là oxit bazơ thông thường.

Những phản ứng hóa học cần nhớ của oxit axit:

  • Phản ứng với các oxit bazơ kiềm để tạo thành muối.
  • Tác dụng với nước và hình thành dung dịch axit.
  • Phản ứng với dung dịch kiềm để tạo thành muối và nước

Nhận xét: Trong các chất đề bài đã cho, SO2 và CO2 là oxit axit, vì thế cả 2 đều mang đầy đủ các tính chất đặc trưng của oxit axit.

Từ đó, ta có gợi ý chi tiết để giải bài tập này như sau:

Những oxit có khả năng phản ứng với nước là: oxit axit (SO2 và CO2), oxit bazơ kiềm Na2O. Phương trình của phản ứng:

word image 35132 4

Những oxit có khả năng tác dụng với dung dịch HCl: oxit bazơ CuO và oxit bazơ kiềm Na2O. Phương trình của phản ứng là:

Với dung dịch NaOH, chỉ có những oxit axit mới có khả năng phản ứng. Đó là SO2 và CO2. Ta có phương trình hóa học như sau:

3. Lời giải và đáp án các bài tập hóa 9 trang 21 sgk

Vừa rồi Kiến Guru đã cùng giải ví dụ minh họa bài số 1, để rèn luyện thao tác làm bài được chính xác cũng như củng cố lý thuyết vừa được ôn tập ở trên, bạn đọc hãy bắt tay vào giải bài tập hóa 9 trang 21 khác nhé!

3.1. Giải bài 2 trang 21 sgk hóa 9

Những oxit nào dưới đây có thể điều chế bằng:

  1. Phản ứng hóa hợp? Viết phương trình hóa học.
  2. Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy? Viết phương trình hóa học.
  3. Các oxit có thể điều chế bằng cả phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy?

1: H2O 2: CuO 3: Na2O 4: CO2 5: P2O5

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 trang 21 sgk hóa 9:

Bài tập này đòi hỏi bạn đọc hiểu và nắm được kiến thức nền tảng điều chế oxit. Bên cạnh đó, ta cần hiểu thêm về định nghĩa của phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy là gì:

  • Phản ứng hóa hợp là phản ứng từ hai hay nhiều chất ban đầu tạ ra một chất mới.
  • Phản ứng phân hủy là từ một chất ban đầu tạo ra 2 hay nhiều chất khác.
Xem thêm:  Bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 36,37 Hóa lớp 12: Luyện tập Cấu tạo và

Từ đó, ta có gợi ý đáp án chi tiết của bài tập này như sau:

  1. Cả 5 oxit đã cho có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp. Các phương trình hóa học:

word image 35132 7

Những oxit có thể điều chế đồng thời bằng cả phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy là CuO và CO2.

Ta có phương trình hóa học:

word image 35132 8Các oxit có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy: CuO, CO2, Na2O, H2O

Từ đó, ta có phương trình hóa học:

word image 35132 9

3.2. Giải bài 3 trang 21 sgk hóa 9

Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2 và SO2. Làm thế nào có thể loại bỏ những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất? Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Hướng dẫn giải bài 3 trang 21 sgk hóa 9:

Cho hỗn hợp khí CO, CO2, SO2 lội từ từ qua dung dịch Ca(OH)2. CO2 và SO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo chất không tan CaCO3 và CaSO3 còn lại khí CO không tác dụng thoát ra.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O.

3.3. Giải bài 4 trang 21 sgk hóa 9

Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric:

  1. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit.
  2. Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng.

Giải thích cho câu trả lời.

Hướng dẫn giải chi tiết bài 4 trang 21 sgk hóa 9:

Bài tập này vận dụng tính chất hóa học của axit vào điều chế muối. Ta cần nắm rõ nội dung lý thuyết sau:

  1. Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro (H2)
  2. Axit còn có khả năng phản ứng với oxit bazơ tạo thành chất sản phẩm là muối và nước.

Từ đó, ta có gợi ý giải chi tiết bài tập này như sau:

  1. H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O (1)
  2. Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O (2)

Giả sử cần điều chế a mol CuSO4

Theo phương trình (1): nH2SO4 = nCuSO4 = a mol

Theo phương trình (2): nH2SO4 = 2.nCuSO4 = 2a mol

Do đó để tối ưu hóa chi phí ta nên theo phản ứng (1) (phương pháp a) thì lượng axit H2SO4 sử dụng ít hơn ở phản ứng (2).

Kết luận

Trên đây là nội dung lý thuyết về chủ đề Oxit và Axit và hướng dẫn giải chi tiết nhất bài 1 trang 21 sgk hóa 9. Nội dung bài học này khá dễ để ôn luyện và tự học ở nhà, bạn đọc cần kết hợp vận dụng lý thuyết và giải một số bài tập nâng cao khác để nắm thật chắc phần này.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết khác của chúng mình tại đây để đón nhận kiến thức bổ ích nhé.

Kiến Guru chúc bạn học tốt!

Đánh giá tốt post
33bet0.com
tk88asia.com
78win
nhacaiuytin