Giải Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động

Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Giải sinh 8 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Giải Sinh 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập chương 2 trang 38, 39 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh học 8 Bài 11 trang 38, 39 giúp các em hiểu được sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú. Giải Sinh 8 bài 11 Tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 8: Tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động, mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động

I. Sự tiến hóa của bộ xương người so với sương thú

* Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú:

  • Hộp sọ phát triển
  • Cột sống cong ở 4 chỗ
  • Lồng ngực nở rộng sang 2 bên
  • Xương chậu mở, xương đùi lớn
  • Bàn chân hình vòm
  • Xương gót lớn, phát triển về phía sau
Xem thêm:  Sinh 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành

II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú

sinh 8 bai 11 1

– Cơ tay phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt, phức tạp → thích nghi với lao động

– Cơ chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gấp và duỗi → thích nghi với tư thế đứng và đi thẳng người

– Cơ vận động lưỡi phát triển do con người có tiếng nói

– Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm

III. Vệ sinh hệ vận động

– Để cơ và xương phát triển cần:

  • Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Tắm nắng lúc sáng sớm
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
  • Lao động vừa sức

– Để tránh cong vẹo cột sống, khi học tập và lao động cần:

  • Lao động, mang vác vừa sức, khi mang vác phải đều 2 bên vai
  • Học tập: Ngồi ngay ngắn, không nghiêng vẹo, gò lưng

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 11

Câu hỏi trang 38

Quan sát hình vẽ hoặc mô hình bộ xương người và bộ xương thú, làm bài tập ở bảng 11.

Trả lời:

Bảng 11: sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú

Các phần so sánhBộ xương ngườiBộ xương thúTỉ lệ sọ não/mặtLớnNhỏLồi cằm xương mặtPhát triểnKhông cóCột sốngCong ở 4 chỗCong hình cungLồng ngựcNở sang 2 bênNở theo chiều lưng – bụngXương chậuNở rộngHẹpXương đùiPhát triển, khoẻBình thườngXương bàn chânXương ngón ngắn, bàn chân hình vòmXương ngón dài, bàn chân phẳngXương gótLớn, phát triển về phía sauNhỏ

Xem thêm:  Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Câu hỏi trang 39

– Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khoẻ cần làm gì?

– Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì?

Trả lời:

– Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khoẻ cần:

+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp Ư (sẽ học ở chương Trao đổi chất và nâng lượng)

+ Tắm nắng (Sẽ nghiên cứu ở chương: Da) để cơ thể chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyên hoá được canxi để tạo xương.

– Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. Để chống vẹo cột sống phải chú ý:

+ Khi mang vác vật nặng, không nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác vế một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân.

+ Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không cúi gò lưng, không nghiêng vẹo.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 11

Bài 1

Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân

Gợi ý đáp án

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là :

  • Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.
  • Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.
  • Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.
Xem thêm:  Giun đũa là gì? Đặc điểm cấu tạo, chu kỳ phát triển ra sao?

Bài 2

Trình bày những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ ở người.

Gợi ý đáp án

– Cơ tay và cơ chân ở người phân hóa khác với động vật.

  • Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay.
  • Cơ chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gấp, duỗi.

– Người có tiếng nói phong phú nên cơ thể vận động lưỡi phát triển. Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm.

Bài 3

Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh ?

Gợi ý đáp án

* Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khỏe cần :

– Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.

– Tắm nắng tạo điều kiện cho tiền vitamin D chuyển hóa thành vitamin D để sử dụng trong quá trình tạo xương.

– Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.

* Để chống vẹo cột sống cần chú ý :

– Khi mang vác vật nặng, không nên vượt qua sức chịu đựng, không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên.

– Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, chống cong vẹo cột sống.

Đánh giá tốt post
33bet0.com
tk88asia.com
78win
nhacaiuytin