Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Lich su 8 bai 26 tiet 2 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7- 1885.
* Nguyên nhân:
– Phe chủ chiến trong triều đình Huế muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
– Thực dân Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phe chủ chiến khi có điều kiện.
Xem thêm:: Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 15: Đời sống của người Việt
* Diễn biến:
– Đêm mồng 4 rạng 5- 7- 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.
Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
– Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành, tàn sát nhân dân.
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
– Ngày 13- 7- 1885, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở ( Quảng Trị) và ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Xem thêm:: Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – VietJack.com
Hàm Nghi (1872- 1943)
Tôn Thất Thuyết (1835- 1913)
* Diễn biến : chia làm hai giai đoạn
– Giai đoạn 1885- 1888: phong trào bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ
– Giai đoạn 1888- 1896: Tháng 11- 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)
Công sự phòng thủ Ba Đình
– Địa bàn hoạt động: Ba Đình ( 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê) thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
– Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
– Diễn biến: Từ tháng 12- 1886 đến tháng 1- 1887, quân khởi nghĩa đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc.
– Kết quả: khởi nghĩa tan rã
Xem thêm:: Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)
-Địa bàn: Bãi Sậy (Hưng Yên).
– Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế.
Nguyễn Thiện Thuật (1844 – 1926)
– Diễn biến:
+ Nghĩa quân sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích
+ Trong năm 1885- 1889, thực dân Pháp tấn công qui mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân.
– Kết quả: Năm 1889, phong trào tan rã.
Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
– Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
– Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
Phan Đình Phùng (1847 – 1895)
Xem thêm:: Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 15: Đời sống của người Việt
* Diễn biến:
– Giai đoạn 1 (1885 – 1888) : tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình.
– Giai đoạn 2 (1888 – 1896):
+ Chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
+ Pháp mở cuộc tấn công vào Ngàn Trươi.
+ Ngày 28- 12 – 1895, Phan Đình Phùng hi sinh.
* Kết quả: Tan rã
Lược đồ địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phòng trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
Lý thuyết Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Lý thuyết Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ những năm 1858 đến năm 1918