Lý thuyết Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng – VietJack.com

Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Sinh học 7 bài 35 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Video Sinh học 7 bài 35

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng

Bài giảng Sinh 7 Bài 35: Ếch đồng

I. ĐỜI SỐNG

– Có đời sống lưỡng cư: vừa dưới nước vừa trên cạn. Khi sống ở trên cạn, chúng cũng thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ ao (ao, đầm nước,…).

– Hoạt động chủ yếu vào chiều tối và đêm.

– Có tập tính trú đông: ếch ẩn trong hang qua mùa đông.

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Ếch đồng trú trong hang ngủ đông

– Là động vật biến nhiệt.

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Xem thêm:: Soạn Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da (ngắn gọn nhất) – Tailieu.com

Các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng giúp nó thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

– Các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước:

+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giúp ếch đồng giảm sức cản của nước khi bơi → Bơi nhanh hơn.

+ Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu giúp ếch đồng vừa dễ quan sát vừa có khả năng thở được khi bơi.

+ Các chi sau có màng bơi → Tạo thành chân bơi giúp ếch đồng bơi được trong nước.

– Các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn:

+ Da trần, phủ chất nhày và ấm → Không bị khô da khi trên cạn → Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp qua da.

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra → Làm mắt không bị khô.

+ Tai có màng nhĩ → Giúp ếch đồng nhận biết được âm thanh.

+ Mũi thông khoang miệng → Giúp ếch đồng thực hiện được việc trao đổi khí ở phổi.

Xem thêm:: Lý thuyết Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa – VietJack.com

+ Chi có 5 phần, có ngón chia đốt linh hoạt → Giúp ếch đồng di chuyển dễ dàng trên cạn.

2. Di chuyển

– Ếch đồng có 2 hình thức di chuyển:

+ Ở cạn: di chuyển bằng 4 chi theo kiểu bật nhảy.

+ Ở nước: di chuyển nhờ màng ở chân để bơi.

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

III. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN

1. Sinh sản

– Thời gian: Mùa sinh sản của ếch đồng thường vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ.

– Địa điểm: Nơi ẩm ướt (gần bờ nước).

– Tập tính sinh sản:

Xem thêm:: Bí quyết tránh điểm liệt môn Sinh – Tuyển sinh

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

+ Ếch đực dùng tiếng kêu để thu hút ếch cái ghép đôi.

+ Khi ghép đôi, ếch cái cõng ếch đực trên lưng: ếch cái đẻ trứng (trứng tập trung thàn từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước), ếch đực ngồi trên tưới tinh lên trứng.

+ Thụ tinh ngoài, nhưng hiệu quả hơn so với thụ tinh ngoài ở cá.

2. Phát triển

– Vòng đời trải qua quá trình biến thái gồm 6 giai đoạn: trứng, nòng nọc, nòng nọc mọc 2 chân sau, nòng nọc mọc 4 chân, ếch con, ếch trưởng thành.

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Lý thuyết Bài 36: Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ

Lý thuyết Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Lý thuyết Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

Lý thuyết Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn

Lý thuyết Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát

Đánh giá tốt post