Soạn sinh 8 Bài 21 ngắn nhất: Hoạt động hô hấp – Toploigiai

Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Soạn bài 21 sinh 8 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 21. Hoạt động hô hấp trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 21 ngắn gọn

I. Thông khí ở phổi

– Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

Soạn sinh 8 Bài 21 ngắn nhất: Hoạt động hô hấp (ảnh 1)

II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào.

– Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

– Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

Soạn sinh 8 Bài 21 ngắn nhất: Hoạt động hô hấp (ảnh 2)

Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 21 ngắn nhất

Câu hỏi trang 69 Sinh 8 Bài 21 ngắn nhất:

– Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?

– Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Trả lời:

– Các cơ xương ở lồng ngực:

+ Khi hít vào: Cơ liên sườn ngoài co, cơ hoành co cùng sự nâng lên của xương ức và xương sườn → tăng thể tích lồng ngực.

+ Khi thở ra: Cơ liên sườn ngoài dãn, các xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn → giảm thể tích.

– Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào tầm vóc cơ thể, giới tính, lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sự luyện tập.

Câu hỏi trang 70 Sinh 8 Bài 21 ngắn nhất:

– Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra.

– Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2.

Trả lời:

– Khí hít vào: lượng O2 cao và CO2 rất thấp; khí thở ra: O2 thấp khí hít vào và CO2 cao hơn khí hít vào.

– Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2:

+ Sự trao đổi khí ở phổi: xảy ra qua mao mạch phổi, O2 từ phế bào vào máu khuếch tán qua mao mạch phổi đến hồng cầu, CO2 từ hồng cầu ra máu rồi khuếch tán qua mao mạch phổi vào phế bào.

Xem thêm:  Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy?

+ Sự trao đổi khí ở tế bào: O2 từ hồng cầu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.

Bài 1 trang 70 Sinh 8 Bài 21 ngắn nhất:

Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.

Trả lời:

– Không khí được hít vào qua mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phổi (phế quản → phế nang). Ở phế nang xảy ra trao đổi khí giàu ôxi với máu và đưa khí giàu CO2 từ máu vào phế nang → sau đó thở ra. Không khí được đẩy ngược lại từ phổi ra khí quản → thanh quản → hầu → thở ra qua mũi.

Bài 2 trang 70 Sinh 8 Bài 21 ngắn nhất:

Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau?

Trả lời:

– Giống:

+ Đều nằm trong khoang ngực và được ngân cách với khoang bụng bởi cơ hoành.

+ Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.

+ Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.

+ Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.

+ Bao bọc phổi có 2 lớp màng: Lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.

– Khác:

+ Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên.

+ Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên.

Bài 3 trang 70 Sinh 8 Bài 21 ngắn nhất:

Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

Trả lời:

– Tăng nhịp hô hấp/ phút.

– Tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn)

Bài 4 trang 70 Sinh 8 Bài 21 ngắn nhất:

Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường (thở nhẹ và chậm) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh và gấp). Nhận xét kết quả và giải thích.

Trả lời:

– Sau khi chạy tại chỗ 1 phút, nhịp thở tăng lên, thở sâu và mạnh hơn.

– Giải thích: khi hoạt động mạnh và nhiều, nhu cầu ôxi để phân giải đường tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động đó của cơ thể tăng lên → hô hấp nhanh và mạnh để kịp cung cấp ôxi cũng như thải CO2 ra khỏi cơ thể tránh gây hại cho cơ thể.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 21 hay nhất

Câu 1: Dung tích sống là gì? Vì sao khi luyện tập thể dục – thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lý tưởng?

Xem thêm:  Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào

Trả lời:

Dung tích sống: Là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.

Khi luyện tập thể dục – thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng là vì: Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển thì khung xương sườn không thể phát triển thêm nữa. Dung tích khí cần phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều đặn từ bé.

Như vậy, cần luyện tập thể dục – thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé để có dung tích sống lí tưởng.

Câu 2: So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ về cấu tạo và hoạt động?

Trả lời:

* Về cấu tạo:

– Giống nhau:

+ Vị trí: Đều nằm trong khoang ngực, ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành.

+ Cấu tạo: Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi.

+ Đường dẫn khí bao gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản

+ Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, bao quanh bởi mạng mao mạch máu dày đặc

+ Bao bọc phổi là 2 lớp màng:Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa là chất dịch.

– Khác nhau: Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.

* Về hoạt động hô hấp:

– Giống nhau:

+ Đều có 3 giai đoạn: Thông khí ờ phổi, trao đổi khí ờ phổi và trao đôi khí ở tế bào.

+ Sự ứao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào đều diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ không khí cao đến nơi có nồng độ không khí thâp.

– Khác nhau:

+ Ở thỏ: Sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, lồng ngực chỉ dãn nở theo hướng trước sau vì bị chèn bởi 2 chi trước.

+ Ở người: Sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp, lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên do 2 tay người dã được buông lỏng (thoát khỏi chức năng di chuyển).

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 21 tuyển chọn

Câu 1: Nhịp hô hấp là:

A. Số lần cử động hô hấp được trong 1 giây

B. Số lần cử động hô hấp được trong 1 phút

C. Số lần hít vào được trong 1 phút

D. Số lần thở ra được trong 1 phút

Chọn đáp án: B

Câu 2: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là:

A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm

B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng

C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng

Xem thêm:  Sinh học 7 Bài 18: Trai sông - HOC247

D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm

Chọn đáp án: A

Câu 3: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào không khí ở phế nang ?

A. Khí nitơ

B. Khí cacbônic

C. Khí ôxi

D. Khí hiđrô

Chọn đáp án: B

Câu 4: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

A. hai lần hít vào và một lần thở ra.

B. một lần hít vào và một lần thở ra.

C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

D. một lần hít vào và hai lần thở ra.

Chọn đáp án: B

Câu 5: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế:

A. Bổ sung

B. Chủ động

C. Thẩm thấu

D. Khuếch tán

Chọn đáp án: D

Câu 6: Vai trò của sự thông khí ở phổi.

A. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

B. Tạo đường cho không khí đi vào.

C. Tạo đường cho không khí đi ra

D. Vận chuyển không khí trong cơ thể.

Chọn đáp án: A

Câu 7: Trao đổi khí ở phổi là quá trình:

A. Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu.

B. Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phế nang và của CO2 từ không khí ở phế nang vào máu.

D. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

Chọn đáp án: D

Câu 8: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?

A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co

B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn

C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co

D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

Chọn đáp án: C

Câu 9: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu?

A. Khí nitơ

B. Khí cacbônic

C. Khí ôxi

D. Khí hiđrô

Chọn đáp án: C

Câu 10: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ?

A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn

B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành

C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu

D. Cơ liên sườn và cơ hoành

Chọn đáp án: D

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 21. Hoạt động hô hấp trong SGK Sinh học 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 8: Bài 21. Hoạt động hô hấp

Đánh giá tốt post
33bet0.com
tk88asia.com
78win
nhacaiuytin