Tình huống xung đột và cách giải quyết sao cho hợp lý? – Luật ACC

Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Tình huống xung đột và cách giải quyết chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Xung đột là phản ứng tâm lý và hành vi đối với nhận thức rằng một người khác đang ngăn bạn đạt được mục đích, lấy đi quyền hành xử của bạn theo một cách cụ thể. Hoặc vi phạm những kỳ vọng của mối quan hệ nào đó. Xung đột thường xảy ra là kết quả của việc một người hiểu sai về mục tiêu, ý định hoặc hành vi khác của một người khác. Mức độ xung đột xảy ra liên quan đến tầm quan trọng của mục tiêu, hành vi hoặc mối quan hệ nào đó.

sai lam trong ky nang lanh dao can tranh 2
Tình huống xung đột và cách giải quyết sao cho hợp lý?

1. Xung đột là gì?

Xung đột rối loạn chức năng tức thường xảy ra khi một hoặc cả hai bên đang mất kiểm soát do hành động từ phía bên kia và sẽ dễ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của nhóm khi nhiệm vụ được thực hiện là phức tạp.

Xung đột chức năng là mức độ xung đột vừa phải, vừa có thể kích thước các ý tưởng mới vừa tăng sự cạnh tranh thân thiện và tăng hiệu quả xung đột trong team.

Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có thể là nội tại cá nhân. Khái niệm xung đột có thể giúp giải thích nhiều mặt của xã hội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức.

2. Các nguyên nhân có thể dẫn đến xung đột

Chúng ta cần biết rằng xung đột xuất phát từ tâm ký bất mãn của con người tích tụ lâu ngày và đỉnh điểm của tâm ký bất mãn chính là sự xung đột. Xung đột có thể do:

– Không có sự đoàn kết trong làm việc tập thể;

– Sự không tương thích; thích hợp trong cách giải quyết công việc của lãnh đạo; người quản lý; giữa những cá nhân làm việc với nhau;

Xem thêm:: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2023 – Ebh.vn

– Do sự phân công công việc không hợp lý;

– Do sự thiếu tính minh bạch và sự tham gia trong các hoạt động;

– Do sự đánh giá năng lực; kết quả làm việc của người khác không đúng sự thật;

– Do sự đối lập về tính cách cá nhân của mỗi con người;

– Do sự khác biệt về quan điểm và kỳ vọng vào công việc, tổ chức;

– Do sự thiếu hiểu biết hoặc không tôn trọng nhau;

– Do định kiến cá nhân do thói bè phái ghét nhau;

Xem thêm:: Bài 148 trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 – VietJack.com

– Do sự tranh công, đổ lỗi, biện minh;

– Do sự không trung thực, hay đánh giá thấp, coi thường, nói xấu người khác, thích được bợ đỡ, tâng bốc; …

3. Phân loại các loại xung đột hiện nay tồn tại trong xã hội

– Thứ nhất: Căn cứ vào hình thức thể hiện của xung đột: Ta có thể chia thành 02 loại xung đột.

  • Xung đột công khai: Là xung đột thể hiện rõ quan điểm, sự mâu thuẫn, tranh chấp giữa các chủ thể với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Đây là loại xung đột phổ biến nhất hiện nay và là nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật như: Đánh nhau, chém nhau; nói xấu; lăng mạ nhau.
  • Xung đột ngầm: Là loại xung đột không thể hiện ra bên ngoài bằng hành động, hành vi, cử chỉ hoặc lợi ích vật chất nhưng bên trong lại không đồng ý với quan điểm, lối sống, lợi ích vật chất của nhau, dẫn tới xung đột và mâu thuẫn với nhau. Loại xung đột này được biểu hiện bởi sự xa cách nhau; thái độ ghét bỏ; không để ý nhau.

– Thứ hai: Căn cứ vào tính chất xung đột: Ta có thể chia xung đột ra làm 03 loại xung đột.

  • Xung đột nội dung: Là loại xung đột khi đưa ra một vấn đề gì đó thì 2 bên sẽ có quan điểm trái ngược nhau. Xung đột này thường có trong việc học tập; lao động nhằm giúp cho việc giải quyết một vấn đề nào đó trở nên nhanh chóng hơn; lựa chọn phương án giải quyết tốt hơn.
  • Xung đột quyết định: Là loại xung đột khi đưa ra một quyết định về một vấn đề gì đó. Phần quyết định sẽ phát sinh những xung đột như: Đồng tình hoặc không đồng tình về việc quyết định một vấn đề nào đó. Thường xảy ra sau khi bàn bạc các giải quyết một vấn đề nào đó mà quyết định về việc giải quyết không có tính thuyết phục số đông người tham gia bàn luận.
  • Xung đột vật chất: Là loại xung đột về mặt giá trị, lợi ích đơn thuần giữa các bên. Loại xung đột này có thể được hình như xung đột giai cấp; xung đột khoảng cách giàu nghèo; xung đột về mức chi tiêu; …

– Thứ ba: Căn cứ vào mức độ xung đột: Ta có thể chia xung đột ra làm 03 loại xung đột.

  • Xung đột vai trò: Là loại xung đột xác định giá trị ảnh hưởng của một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức trong một phạm vi nhất định. Xung đột ở đây thể hiện qua năng lực làm việc hoặc giải quyết vấn đề.
  • Xung đột ý kiến đánh giá: Là loại xung đột về quan điểm đưa ra để đánh giá hoặc quyết định một vấn đề cụ thể. Xung đột về đánh giá tốt hay xấu; tích cực hay tiêu cực; đây là xung đột liên quan đến quan điểm; tư duy; thế giới quan của mỗi con người.
  • Xung đột mong đợi: Là loại xung đột thể hiện suy nghĩ, ý chí của các bên về một sự vật, hiện tượng có liên quan trong thời gian tới (trong tương lai).

– Thứ tư: Căn cứ chủ thể xung đột: Ta có thể chia xung đột ra làm 03 loại xung đột.

  • Xung đột cá nhân: Là loại xung đột xuất phát trong chính bản thân cá nhân đó hoặc giữa cá nhân với cá nhân về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích. Đây là xự xung đột bên trong cá nhân mỗi con người và chỉ có chúng ta mới giải quyết được.
  • Xung đột nhóm: Là xung đột xuất phát giữa nhiều cá nhân này với cá nhân khác về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích xuất phát từ một tiêu chí, mục đích chung mà nhóm người này đã đặt ra.
  • Xung đột tổ chức: Là loại xung đột mà các cá nhân trong cùng tổ chức thấy quyền, lợi ích của mình xung đột với cá nhân khác trong tổ chức hoặc xung đột với chính tổ chức đó hoặc là loại xung đột giữa hai tổ chức với nhau trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.

4. Các bước giải quyết xung đột hiệu quả

Khi nắm được những yếu tố chính về các tình huống xung đột và cách giải quyết, bạn có thể tiến hành ngăn chặn và xử lý vấn đề theo trình tự sau:

Xem thêm:: Ý nghĩa số 77 trong phong thủy có phải là con số xấu bạn nên tránh?

– Trước khi xung đột xảy ra

Môi trường tập thể là nơi rất dễ xảy ra xung đột. Đó chính là lý do các tổ chức nên có quy định chi tiết và chính thức về cách xử lý để tiết kiệm thời gian khi có xung đột xảy ra. Thông thường, nếu xung đột giữa các cá nhân thì nên ưu tiên tự xử lý trước khi tìm kiếm sự can thiệp của bên thứ ba.

– Khi xảy ra xung đột lần đầu

Trường hợp mới xảy ra xung đột lần đầu tiên, tổ chức nên khuyến khích các bên tự xử lý theo kỹ năng đã được đào tạo. Chìa khóa quan trọng trong những tình huống này chính là tăng niềm tin và giảm căng thẳng giữa các bên. Những yếu tố có thể tác động đến cách giải quyết xung đột bao gồm: mong muốn hợp tác, đưa ra những lời khen ngợi phù hợp, nhấn mạnh sự tương đồng và đề cập đến những mục tiêu chung.

Điều quan trọng để các tình huống xung đột và cách giải quyết được xác định đúng đắn là tập trung vào việc giải quyết hành vi thay vì chú ý đến khía cạnh cá nhân.

– Sự can thiệp của bên thứ ba

Khi xung đột xảy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát giữa các cá nhân, lúc này sẽ cần đến sự tác động của bên thứ ba. Vai trò của họ trong những tình huống này là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình giao tiếp bằng cách cung cấp một môi trường công bằng và an toàn để các bên sẵn sàng giải quyết vấn đề. Bên thứ ba nên là người có uy tín và được cả hai bên tin tưởng thì quá trình can thiệp mới hiệu quả.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Đánh giá tốt post