Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền – Thư viện pháp luật

Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ gtvttw4.edu.vn trong bài viết về Tranh chấp lao động tập thể chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1. Khái niệm

Căn cứ Điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định về khái niệm tranh chấp lao động:

Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phát sinh trong các trường hợp sau:

– Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;

– Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;

– Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

Vậy, khi phát sinh các trường hợp này giữa tổ chức đại diện NLĐ và NSDLĐ thì khi đó tranh chấp lao động thập thể về quyền xảy ra.

2. Thời hiệu và thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Căn cứ quy định tại Điều 191 và Điều 194 Bộ luật lao động 2019:

Xem thêm:: Cách vẽ tranh phong cảnh quê hương đơn giản mà đẹp nhất

– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng

– Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp là 09 tháng

– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc các cơ quan dưới đây:

– Hòa giải viên lao động (HGVLĐ);

– Hội đồng trọng tài lao động (HĐTTLĐ);

– Tòa án nhân dân.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 192 và Điều 188 BLLĐ 2019:

Xem thêm:: Tranh tô màu ngôi trường – Thủ Thuật Phần Mềm

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày HGVLĐ nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 HGVLĐ phải kết thúc việc hòa giải.

– Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

– HGVLĐ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

+ Trường hợp các bên thỏa thuận được, HGVLĐ lập biên bản hòa giải thành.

+ Trường hợp các bên không thỏa thuận được, HGVLĐ đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

+ Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì HGVLĐ lập biên bản hòa giải thành.

+ Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì HGVLĐ lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và HGVLĐ.

– Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

Xem thêm:: 5 Ý Tưởng Vẽ Tranh Đề Tài Lễ Hội Đua Thuyền, Vẽ … – VanHoaHoc

– Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu HĐTTLĐ hoặc Tòa án giải quyết.

4. Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Theo Điều 193 BLLĐ 2019:

(1) Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu HĐTTLĐ giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà HGVLĐ không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

(2) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

(3) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

(4) Trường hợp các bên lựa chọn HĐTTLĐ thì trong thời gian HĐTTLĐ đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.

(5) Khi hết thời hạn quy định tại (2) mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn tại (3) mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

(6) Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đánh giá tốt post
google.com, pub-8111558219602366, DIRECT, f08c47fec0942fa0